Điểm tên những quốc gia dẫn đầu trong phong cách sống xanh

Điểm tên những quốc gia dẫn đầu trong phong cách sống xanh

Sống xanh là một trong những phong cách được ưu chuộng và dần trở thành xu hướng trong cộng đồng. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được một đất nước có đạt những tiêu chuẩn là “quốc gia xanh” trên thế giới thì việc xem xét về các yếu tố như: chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ, thói quen sống của người dân và những lợi ích mà việc sống xanh có thể đem lại cuộc sống tốt hơn cho đất nước. Dưới dây, Cảnh quan xanh FATA sẽ cập nhật đến bạn những quốc gia dẫn đầu trong phong cách sống xanh trên thế giới hiện nay.

1. Nhật Bản góp đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng.

Để có thể tạo nên sự thành công trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh ở Nhật Bản, chính phú đã luôn chú trọng về việc giáo dục người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Hiện nay, rất nhiều các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ đã và đang bắt tay vào hoạt động độc lập hơn trong lĩnh vực cải thiện môi trường sống. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và các vấn đề xử lý và tái chế chất thải sinh hoạt cũng được Nhật Bản vô cùng quan tâm. Khi đi dọc trên các con phố tại Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các khẩu hiệu, thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường. Vì vậy có thể nói, Nhật Bản đã nỗ lực rất nhiều để phong cách sống xanh ngấm sâu và tiềm thức của mỗi người dân và biến chúng thành thói quen trong cuộc sống.

Với mục tiêu hướng đến việc bảo vệ môi trường và cải thiện các hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra vô cùng phức tạp hiện nay. Nhật Bản đã và đang áp dụng rất nhiều quy định pháp luật về tiêu chuẩn xả thải cũng như quy trình phân loại và tái chế rác thải. Có thể thấy chính phủ Nhật Bản đang rất chú trọng và đặt các chính sách nâng cao giáo dục, nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân từ cấp bậc tiểu học.

2. Người dân Phần Lan có cách sống xanh riêng biệt.

Đặc biệt trong danh sách những nước đứng đầu, chính phủ tại Phần Lan đã có lối đi và kế hoạch trong việc ngưng sử dụng than đá vào trước năm 2030. Than đá là loại chất đốt phổ biến nhưng hậu quả nặng nề mà chúng đem lại cho môi trường và hệ sinh thái là không thể tránh khỏi.

Có thể nói, người dân Phần Lan đã dần quen thuộc với việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng mỗi ngày. Đây sẽ là một trong những đặc điểm khá nổi bật tại Phần Lan, giúp cho quốc gia này có thể đứng thứ 3 trong những nước có khả năng bảo vệ được môi trường sống và giúp cân bằng hệ sinh thái. Bằng cách khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng, có thể dự đoán trong tương lai người dân tại quốc gia này sẽ không còn cần đến phương tiện di chuyển riêng nữa. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực trong việc giảm tải lượng nguyên liệu sử dụng trong các phương tiện di chuyển. Bên cạnh đó, một số giải pháp đã được thực thi và rất được người dân ủng hộ và thực hiện như giảm số phương tiện các nhân trên đường phố (bằng cách tăng phí đỗ xe, xây dựng và bố trí nhiều phương tiện công cộng), khuyến khích người dân đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp, biến đổi các con đường trong nội thành thành khu vực đi bộ.

3. Thuỵ Sĩ với những kiến trúc cảnh quan nổi bật.

Điểm nổi bật ở Thuỵ Sĩ trong việc giữ gìn cân bằng sinh thái là khi áp dụng các kiến trúc cảnh quan, kiến trúc bảo vệ môi trường kiểu mới vào các toà nhà cao tầng thì phần lớn đô thị, thành phố tại quốc gia này đang được xanh hoá. Các đô thị tràn ngập màu xanh và điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện hiện tượng hiệu ứng nhà kính đang diễn ra hết sức phức tạp. Hơn nữa, nhờ hệ thống xử lý chất thải nghiêm ngặt mà đến 80% nước ở sông, suối, ao, hồ,… tại Thụy Sĩ có thể uống được thông qua việc đun sôi.

Câu hỏi được đặt ra là: “Điều gì đã khiến Thuỵ Sĩ thành công trong việc bảo vệ môi trường đến vậy?” Câu trả lời sẽ nằm ở việc thực thi các chính sách và pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái. Đồng thời, việc giáo dục người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sẽ được đào tạo nghiêm túc và bày bản ở mọi cấp học. Người dân vì vậy đã được tiếp xúc với vấn đề môi trường sinh thái từ lúc còn nhỏ và qua nhiều thế hệ, chính sách này dường như đã có những giá trị nhất định.

4. Top 1 trong danh sách là Thuỵ Điển “quốc gia xanh”.

Là một quốc gia đứng đầu và có thể xem là “xanh” nhất nhì trên thế giới và được mọi người hay ví như là là đất nước có hệ thống xử lý rác thải hiện đại và triệt để nhất hiện nay. Rác thải sau khi được phân loại có thể tái chế lên đến 98% và chỉ thải ra môi trường sống từ 1-2% lượng rác thải mà người dân đã tiêu thụ.

Tất cả các loại rác thải đều được đưa qua quy trình xử lý hiện đại, và đặc biệt hơn hết là sử dụng nguồn nguyên liệu chính là rác thải để chuyển hoá năng lượng vào việc sản xuất ra điện năng. Và để thực hiện được việc này như hiện nay, chính phủ tại quốc gia này đã chú tâm ngay từ ban đầu về quy mô của việc phân loại rác thải từ những hộ gia đình nhỏ lẻ, đến những tập đoàn lớn,… Vì vậy, điều này dần trở thành thói quen tốt giúp cải thiện hệ sinh thái, hỗ trợ và phát triển đời sống của mỗi người dân tại quốc gia này.

Đọc thêm: Vườn tường – cách chống nóng hiệu quả ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *